CHĂM SÓC BỮA ĂN CHO TRẺ
Dưới 6 tháng tuổi, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và bú theo nhu cầu, khoảng 1 – 2 tiếng, trẻ cần bú mẹ 1 lần. Sau 6 tháng tuổi, để trẻ phát triển thể chất và trí não toàn diện, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần được nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài thông qua các bữa ăn dặm. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách sắp xếp bữa ăn khoa học cho trẻ. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này trong bài viết sau đây.
Để biết được bao lâu nên cho trẻ ăn bữa tiếp theo, các mẹ cần nắm được thời gian thực phẩm tiêu hóa hết như sau:
– Sữa mẹ: 1-2 giờ
– Sữa công thức: 2-3 giờ
– Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ
– Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ
Tùy thuộc vào loại thức ăn mà trẻ đã ăn vào bữa trước, mẹ sẽ tính toán để lựa chọn loại thực phẩm cũng như thời gian cho bữa ăn tiếp theo để bé không bị đói cũng như không bị chán ăn, biếng ăn.
Việc sắp xếp bữa ăn có ý nghĩa quan trọng đối với đồng hồ sinh học của con và các bậc phụ huynh cũng sẽ dễ dàng sắp xếp thời gian biểu dành cho công việc và chăm sóc con cái.
Khi trẻ đã quen với việc ăn dặm, các mẹ có thể sắp xếp các bữa ăn của trẻ theo thứ tự như sau:
– 6h30: ăn sữa
– 9h: ăn sữa
– 11h30: ăn cháo
– 15h: bữa phụ
– 18h30: bữa chính (cháo/bún/mì)
– Trước khi ngủ 1h: ăn sữa
Theo các khung giờ này, cơ thể trẻ đã có đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn, sữa của bữa ăn trước và sẵn sàng cho việc bổ sung những thực phẩm khác.
Sau đó, khi trẻ càng lớn, số lượng bữa ăn có thể giảm xuống, thay vào đó số lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn cần được tăng thêm. Việc này sẽ giúp bố mẹ có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn và bé cũng dần làm quen với một lịch sinh hoạt mới.
Cơ cấu bữa ăn của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bộ, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trẻ càng lớn, thì kích thước của thức ăn cần lớn theo để kích thích trẻ nhai nhiều hơn.
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực. Thời gian dành cho mỗi bữa ăn cũng không nên kéo dài quá 30 phút, việc này sẽ khiến mùi vị của thức ăn thay đổi, không còn hấp dẫn nữa và khiến bữa ăn sau đó của trẻ không đạt như mong muốn.
Bố mẹ cũng không nên cho trẻ đi ăn rong hoặc sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử trong bữa ăn. Nếu những bữa ăn sau đó bạn không có điều kiện đáp ứng nhu cầu này của con sẽ khiến bé bỏ ăn, quấy khóc.
Bộ 4 hộp đựng đồ ăn dặm AMI – Sản phẩm của NICKY Babies
Do mỗi khẩu phần ăn dặm của bé không nhiều nên để tiện lợi cho việc chế biến các mẹ sẽ cần đến những hộp đựng thức ăn trữ đông. Đến giờ ăn của bé, mẹ chỉ cần lấy đồ chuẩn bị sẵn ra hâm nóng lại sẽ rất nhanh và tiện lợi. Việc sử dụng hộp đựng thức ăn cũng giúp mẹ định lượng được bữa ăn tốt hơn. Mẹ có thể phân ra hộp nào là cho ăn trưa, hộp nào cho ăn sáng, khẩu phần ăn các buổi như thế nào.
Bộ 4 hộp đựng đồ ăn dặm AMI của NICKY Babies được sản xuất tại Thái Lan và làm từ nhựa Polypropylene đạt tiêu chuẩn an toàn EN14372 (Châu Âu), FDA (Mỹ), không chứa BPA an toàn cho sức khỏe của bé. Các mẹ có thể an tâm sử dụng hộp đựng đồ ăn dặm AMI để việc chuẩn bị bữa ăn cho bé tiện lợi hơn và không làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm.