MẸO VẶT TRỊ TRẺ BIẾNG ĂN MẸ CẦN BIẾT
Con biếng ăn, không chịu ăn là bài toán đau đầu mà rất nhiều gia đình đang gặp phải. Vậy, phải làm thế nào khi trẻ biếng ăn? Cùng tìm hiểu kĩ hơn về nội dung này trong bài viết sau đây.
Để trẻ bị đói
Nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy “xót xa” khi sử dụng phương pháp này, nhưng không, nó thực sự hiệu quả đấy. Hãy cố gắng đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, muốn ăn nếu bạn không muốn biến bữa ăn của con thành một cực hình đối với bản thân mình.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau từ 2 – 3 tiếng để trẻ thực sự đói, muốn ăn và không cho trẻ ăn vặt nhiều trước và sau bữa ăn.
Nhiều bà mẹ có thói quen đáp ứng mọi sự đòi hỏi của con như: Sữa, bánh kẹo… điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Do đó, chỉ nên cho trẻ ăn vặt khoảng 1 lần/ngày sau khi trẻ đã ăn xong bữa chính.
Khuyến khích trẻ tự ăn
Con biếng ăn dường như đã trở thành “nỗi ám ảnh” của nhiều ông bố, bà mẹ, nhiều người tìm đủ mọi cách để giúp con ăn được nhiều hơn như: cho trẻ xem điện thoại, hoạt hình, đi ăn rong, chạy nhảy, leo trèo…. Tuy nhiên, những cách này khiến trẻ ăn uống một cách thụ động, bố mẹ cũng không kiểm soát được, có thể dẫn đến việc trẻ bị nôn ói, khó tiêu…. Nhiều người lại tìm cách dọa nạt, ép buộc trẻ phải ăn trong khi bản thân các em không muốn. Những cách này chỉ khiến trẻ ăn trong sợ hãi, lo lắng khi tới giờ ăn, dần dần áp lực với chuyện ăn uống.
Bố mẹ hãy biết điểm dừng khi bé không còn muốn ăn thêm. Mọi hoạt động chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn. Nếu con không muốn ăn thêm nữa, hãy tôn trọng quyết định của bé. Bên cạnh đó, khi trẻ được khoảng 7 – 8 tháng tuổi, mẹ nên để trẻ tự xúc ăn để rèn luyện khả năng tự ăn của trẻ. Trẻ cũng sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi tự mình xúc ăn.
Không nên kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Cũng vì trẻ biếng ăn nên thời gian mỗi bữa ăn thường bị kéo dài, nhiều người vừa cho trẻ ăn vừa đưa trẻ đi chơi trò chơi nên thời gian cho mỗi lần ăn uống thường rất lâu. Điều này khiến thức ăn bị nguội, bị tanh và không còn ngon miệng nữa, khiến bé ngày càng chán ăn. Thêm vào đó khoảng cách giữa các bữa ăn bị thu hẹp lại, trẻ vẫn chưa kịp đói đã phải ăn bữa sau.
Do đó, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn hết thức ăn thì bố mẹ cũng nên kết thúc và tăng thêm bữa ăn cho trẻ để đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển thuận lợi.
Thực đơn đa dạng
Nhiều nghiên cứu được thực hiện và chứng minh, nhiều ông bố, bà mẹ Việt thường chỉ chú trọng cho trẻ ăn nhiều cá, thịt, tôm, cua… mà bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả, trái cây tươi… Điều này khiến trẻ bị thiết hụt vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mỗi trẻ sẽ có sở thích khẩu vị khác nhau. Trẻ thích ăn thịt, trẻ lại thích ăn cá… nếu bạn cho trẻ ăn thiên lệch 1 món sẽ khiến trẻ bị thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, hình thức của món ăn cũng sẽ kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ hơn. Các mẹ nên dành thời gian để trình bày, trang trí món ăn đẹp mắt để giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
Khuyến khích và khen ngợi
Dù là trẻ em, vốn chưa thể hiểu hết ngôn từ của người lớn nhưng vẫn sẽ thích thú khi bố mẹ có động thái khen ngợi. Do đó, khi cho trẻ thử một món ăn mới, hãy khen ngợi trẻ “con giỏi quá”, “ con ngoan quá”, “thêm miếng nữa là tuyệt”….
Bát nghiền thức ăn kèm muỗng AMI – Sản phẩm của NICKY Babies
Bát nghiền thức ăn kèm muỗng AMI vừa hỗ trợ mẹ trong việc nghiền nhỏ thức ăn cho con vừa là dụng cụ tập ăn phù hợp cho bé. Bát có tay cầm giúp bé có thể giữ bát trong lúc ăn một cách dễ dàng, muỗng ăn được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với bàn tay bé giúp bé thuận lợi điều khiển muỗng theo ý muốn của mình. Sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng như công nhận tiêu chuẩn CPSC (Châu Âu), FDA (Hoa Kỳ) và không chứa BPA đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé khi sử dụng.