MẸO GIÚP MẸ CHỐNG HÓC THỨC ĂN CHO TRẺ
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là một tiến trình chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và sau cùng là dạng miếng. Thường là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò… Theo các bác sĩ chuyên gia, thời điểm ăn dặm ở trẻ thường là vào khoảng 4- 6 tháng tuổi.
Với các trẻ nhỏ, khi ăn dặm, trẻ rất dễ bị hóc khi ăn phải thức ăn cứng hoặc thức ăn dạng lỏng mềm khiến trẻ bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái, thậm chí có thể gây tử vong.
Vậy để hạn chế tình trạng trẻ bị hóc khi ăn dặm bố mẹ cần làm gì?
Các ông bố bà mẹ thường bối rối trước giờ ăn dặm của con. Mình phải cho con ăn gì, bế con như thế nào để con có thể ăn uống ngon lành, không bị hóc, không bị trớ là vấn đề bố mẹ nào cũng gặp phải.
Hãy bắt đầu từ việc lựa chọn thực phẩm cho con
Cho con ăn gì trong quá trình ăn dặm là lành mạnh, là khoa học mà không bị hóc luôn là bài toán đau đầu của các mẹ. Vì vậy dưới đây NICKY Babies đã tóm tắt lại một số lưu ý cần thiết để các mẹ có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp và an toàn cho bé.
– Các mẹ không nên cho con ăn bơ lạc, các loại hạt, thức ăn có kích thước lớn, thức ăn chưa nấu kĩ, các loại kẹo cứng hay các thức ăn cứng khác vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể gây nguy hiểm cho bé.
– Khi mẹ cho bé ăn pho mát hay thịt thì nên cắt nhỏ theo chiều dọc và để cho bé nhai thử trước. Đối với trứng, các mẹ nên cho con tập ăn lòng đỏ trứng trước cho dễ tiêu rồi hãy dần tập con ăn cả lòng trắng.
– Trẻ từ 1 tuổi trở lên thì các mẹ có thể cắt nhỏ thức ăn cho trẻ ăn dặm.
Cách nhận biết trẻ bị hóc kịp thời
Thông thường, khi trẻ đang ăn dặm bình thường, tự nhiên trẻ không ăn nữa, ho đột ngột, ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, thì đó chính là lúc con đang bị hóc.
Khi đó, nếu mẹ không xử lí kịp thời, bé hoàn toàn có thể bị ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Để tránh tình huống đó, các mẹ phải cực kỳ cẩn thận khi cho con ăn dặm để hạn chế tối đa trường hợp không may xảy ra.
Xử lý trẻ bị hóc kịp thời
Khi trẻ bị hóc nhẹ, trẻ có thể sẽ nôn trớ, nôn ra hoặc nuốt vào. Nhưng với nhiều trường hợp, trẻ không thể tự làm như vậy, lúc này cha mẹ cần nhanh trí dùng tay, đưa vào miệng của trẻ lấy ra đồ ăn đang mắc trong họng của bé. Nếu gặp trường hợp đồ ăn bị hóc quá sâu, mẹ nên đặt bé nằm sấp trong lòng, mẹ ấn đầu bé xuống thấp và đặt chân bé lên cao, một tay giữ bé thật chặt và tay kia đập vào giữa hai bả vai trẻ bằng lòng bàn tay bạn đến khi nào miếng thức ăn rơi ra.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trong việc chống hóc thức ăn cho trẻ
Sản phẩm hữu ích nhất để chống hóc cho bé trong quá trình ăn dặm mà các mẹ cần tìm chính là “Túi ăn chống hóc”. “Túi ăn chống hóc” giúp bé tập nhai và mút nước dinh dưỡng qua lưới, phần xác giữ lại bên trong, tránh trẻ khỏi bị hóc.
Khi chọn “Túi ăn chống hóc” cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Chú ý kỹ đến chất liệu của sản phẩm. Chỉ chọn những sản phẩm được đảm bảo an toàn và đạt chuẩn về chất lượng.
- Lựa chọn các sản phẩm có nắp đậy đảm bảo vệ sinh và dễ tháo rời để chùi rửa.
Thấu hiểu nỗi lo lắng của các mẹ và cũng vì an toàn của trẻ nhỏ, tất cả “Túi ăn chống hóc” được phân phối bởi NICKY Babies luôn đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn an toàn EN14350, 14372 (Châu Âu), FDA (Mỹ) và không chứa BPA. Hãy lựa chọn những điều tốt đẹp nhất cho con các mẹ nhé.