TRẺ BỊ SẶC SỮA NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời.
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ có thể bị sặc sữa vì các nguyên nhân dưới đây:
- Trẻ có thói quen vừa ngủ vừa bú, lượng sữa chảy ra không được trẻ nuốt hết nên ứ động lại gây sặc sữa.
- Lỗ ở núm bình bú sữa quá nhiều và to khiến sữa chảy nhanh, mạnh gây ra tình trạng sặc sữa.
- Mẹ cho con bú không đúng tư thế, gây khó khăn cho việc trẻ nuốt sữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa. Trẻ đang bú nhưng ngủ quên, miệng ngậm vú nhưng không nuốt kết hợp với việc thở mạnh có thể khiến trẻ hít sữa lên mũi, đưa vào phế quản dẫn đến sặc sữa.
- Khi trẻ được 4 tháng tuổi đã bắt đầu hóng chuyện, thích theo dõi những hoạt động chọc cười, quan tâm của mẹ. Nếu mẹ làm trò cười trong lúc trẻ đang bú có thể khiến bé cười làm sữa tràn vào khí quản gây nên tình trạng sặc sữa.
Cách xử lý khi phát hiện trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Các ông bố bà mẹ trong quá trình chăm con nếu phát hiện trẻ bị sặc sữa cần nhanh chóng dùng miệng của mình hút hết sữa trong miệng và mũi của trẻ ra ngoài, hút càng nhanh càng tốt vì nếu xử lý chậm sẽ khiến sữa đi sâu vào phế quản, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sặc sữa có các biểu hiện tím tái, khó thở, mẹ nên đặt trẻ nằm sấp xuống, dùng tay vỗ nhẹ khoảng 5 cái vào lưng ở vị trí giữa 2 xương bả vai của trẻ, sau đó lật trẻ quay lại bình thường. Nếu đã vỗ 5 cái nhưng trẻ vẫn chưa hết tím tái, hãy dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn dưới xương ức và vị trí đường nối 2 bên ngực của trẻ 6 cái liên tục.
Khi trẻ khóc được, cơ thể hồng hào trở lại là sữa đã thoát ra ngoài, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.
Cách cho con bú không bị sặc sữa
Để hạn chế trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa, các mẹ nên chú ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Không nên để bé vừa ngủ vừa bú, không nên cười đùa, trêu chọc, làm trò với trẻ trong quá trình cho con bú.
- Tư thế của trẻ khi bú cần thoải mái, không được để cổ của bé ngửa hoặc gập lại, mẹ nên bế trẻ ở tư thế đầu ngẩng cao.
- Không nên cho trẻ bú một cách vội vàng, ép trẻ bú quá nhiều, nếu trẻ khóc, ho trong khi bú thì nên ngừng ngay.
- Khi chọn bình bú cho bé, hãy chọn bình sữa có lỗ ở núm vú vừa phải, không quá to để sữa chảy xuống nhẹ nhàng, giúp bé không bị sặc. Bên cạnh đó, khi bé bú bình, cố gắng nghiêng bình sữa một góc 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ núm vú, bé không phải mút nhiều lần khiến không khí vào núm vú dễ gây ra tình trạng sặc sữa.
Bình chống sặc van thoát khí núm silicone AMI – Sản phẩm NICKY Babies
Trẻ sơ sinh khi bú mẹ và đặc biệt là bú bình thường rất hay bị sặc sữa hay bị nôn trớ, đầy bụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do bé nuốt phải không khí trong khi bú, dạy dày của bé lại quá nhỏ so với người lớn vì vậy khi nuốt phải nhiều khí bé sẽ bị sặc, nôn trớ hoặc đầy bụng. Có một giải pháp rất hữu hiệu cho tình trạng này đó chính là chọn mua bình sữa chống sặc. Bình sữa này có thiết kế để hạn chế đến mức tối đa hiện tượng bé nuốt phải không khí trong khi bú.
Bình chống sặc van thoát khí núm silicone AMI sẽ là một bình sữa không chỉ hữu ích cho bé mà còn giúp các mẹ an tâm hơn trong việc cho con bú bình. Bình chống sặc AMI được sản xuất tại Thái Lan tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng như công nhận tiêu chuẩn CPSC (Châu Âu), FDA (Hoa Kỳ) và không chứa BPA đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé khi sử dụng.